Đã thêm vị thế thành công vào:
Quý 2/2023, chi phí quảng cáo và khuyến mãi của Sabeco (HM:SAB) tăng 742 tỷ đồng so với quý đầu năm (gấp 2,55 lần). Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh tiếp tục sa sút. Chứng khoánSabeco (SAB): Mỗi ngày “đốt” 13,4 tỷ cho chi phí quảng cáo – khuyến mãi, hiệu quả vẫn biệt tămĐức Hậu • 28/07/2023 13:00Quý 2/2023, chi phí quảng cáo và khuyến mãi của Sabeco (SAB) tăng 742 tỷ đồng so với quý đầu năm (gấp 2,55 lần). Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh tiếp tục sa sút.
Biên lãi thuần hoạt động kinh doanh giảm mạnh
Tiếp tục thông tin từ bài viết “Sabeco (SAB): Phía sau khoản lãi nghìn tỷ…”, nhìn vào kết quả kinh doanh quý 2 của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (Mã SAB – HOSE), dễ thấy câu chuyện thu ít, chi nhiều đã được lặp lại trong một vài quý trở lại đây.
Khấu trừ chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh của Sabeco trong quý 2 giảm tới 30% YoY còn 1.536 tỷ đồng; biên lãi thuần ở mức 18,5% – mức thấp thứ 2 trong 6 quý trở lại đây.
Quý 2/2023, chi phí hoạt động của Sabeco ở mức 1.384 tỷ đồng – tăng 180 tỷ so với cùng kỳ và tăng 320 tỷ so với quý đầu năm.
Do vay nợ tài chính không đáng kể nên áp lực lãi vay của SAB là rất thấp (chỉ dưới 20 tỷ đồng/quý). Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng đều tăng mạnh so với cùng kỳ và quý đầu năm nay.
Tại Hội thảo Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 4/7, ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính) cho biết, đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành công nghiệp đồ uống trong giai đoạn gần đây là tương đối cao và ổn định (từ 50.000 tỷ – 56.800 tỷ đồng/năm). “
Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành đồ uống đang cần phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, mức đóng góp ngân sách như vậy là rất đáng khích lệ…”, ông Phụng đánh giá.
Ngày càng phụ thuộc vào lợi nhuận tài chính
Khoản lợi nhuận sau thuế nghìn tỷ hàng quý của Sabeco thời gian qua có đóng góp không nhỏ của những khoản lãi trăm tỷ thu về từ hoạt động gửi tiết kiệm.
Quý 2 vừa qua, doanh thu tài chính của SAB đi ngang so với quý đầu năm song đã tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Đây chủ yếu lãi thu từ lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá. Tại thời điểm 30/6, công ty sở hữu 3.741 tỷ đồng tiền mặt và tương đương cùng 18.640 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn.
Doanh thu giảm, giá vốn bán hàng tăng, chi phí hoạt động vẫn khổng lồ và tác động từ chính sách thuế đang khiến tham vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh năm 2023 của Sabeco bị đặt dấu hỏi lớn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong kỳ cuối với tựa đề: “Cựu Chủ tịch Phan Đăng Tuất: Thời chúng tôi làm, Sabeco luôn dẫn đầu và Heineken chỉ đứng thứ hai”.
Xem thêm: Sabeco (SAB): Phía sau khoản lãi nghìn tỷ…